top of page

⚙️ “HỆ THỐNG SẢN XUẤT TOYOTA (TPS) LÀ GÌ?”

Hệ thống sản xuất của Toyota là hệ thống sản xuất sản phẩm theo đúng số lượng cần thiết vào thời điểm cần thiết. “Hệ thống sản xuất Toyota” (Toyota Production System) là mô hình sản xuất đầu tiên được hai nhà lãnh đạo tiền bối của Tập đoàn Toyota là Eiji Toyoda và Taiichi Ohno đưa ra sau thế chiến lần thứ 2.


Toyota liên tục nâng tầm sản xuất, và phát triển sản phẩm và sự hoàn hảo trong quy trình. Điều gì làm nên thành công của hãng xe nổi tiếng này? Đó là một hệ thống sản xuất toàn diện, hiệu quả, thực tế và đầy tiềm năng mà công ty đã áp dụng.


*5 TRỤ CỘT CHÍNH CỦA TPS

1) Standardization (Tiêu chuẩn hóa)

Standardization là các quy trình và hướng dẫn sản xuất được quy định và truyền đạt hết sức chi tiết. Điều đó giúp tránh sự thiếu nhất quán và giả định sai về cách thức thực hiện một công việc.

Chuẩn hóa sẽ tối đa hiệu quả, tối thiểu hóa lãng phí bằng cách kiểm soát 3 yếu tố sau: Takt time: thời gian cần thiết để 1 công việc được hoàn thành Trình tự công việc: Thứ tự từng bước công việc Tiêu chuẩn xử lý hàng tồn: Thiết lập trình tự công việc cho từng quy trình để đạt được thời gian lý tưởng và số lượng hàng hóa trong quy trình chuẩn.



2) Sản xuất đúng thời điểm: JIT (Just In Time)


Ý tưởng cơ bản của hệ thống này là duy trì một dòng chảy liên tục các sản phẩm trong nhà máy và thích ứng một cách linh hoạt với sự thay đổi của nhu cầu. Sản xuất sản phẩm theo đúng số lượng cần thiết vào thời điểm cần thiết được mô tả bằng cụm từ “đúng thời điểm”. Lấy ví dụ, trong một quá trình lắp ráp xe, cần phải có những phụ kiện cần thiết của quá trình trước tại thời điểm cần thiết với số lượng cần thiết. Nếu khái niệm này được nhận thức trong toàn nhà máy, thì lượng tồn kho không cần thiết sẽ bị xoá bỏ hoàn toàn, do vậy nhà máy sẽ không cần đến việc tạo ra các nhà kho và giảm bớt được chi phí lưu kho.


3) Tự kiểm soát lỗi (Jidoka)


Đây là nguyên tắc sản xuất kết hợp giữa con người và vai trò tự động hóa của máy móc với mục đích phát hiện ra lỗi ngay từ những công đoạn đầu tiên để giảm thiểu tổn thất do máy móc hoặc sản phẩm lỗi. Nhờ đó, mỗi công đoạn, dây chuyền sản xuất có thể tự kiểm soát trục trặc, nhận biết được sự cố bất thường trong máy móc và sản phẩm. Nó sẽ hoạt động liên tục và chỉ dừng trong trường hợp sự cố thiết bị, lỗi chất lượng hoặc bởi người điều khiển trong dây chuyền.


4) Nguyên tắc Kaizen


Linh hồn hệ thống sản xuất Toyota là nguyên tắc Kaizen. Kaizen được hiểu như "sự đổi mới liên tục". Điểm cốt yếu của nó nằm ở chỗ mọi kỹ sư, nhà quản trị, công nhân trong dây chuyền cộng tác với nhau không ngừng nghỉ để tự động hóa dây chuyền sản xuất và xác định các thay đổi thiết yếu giúp công việc diễn tiến suôn sẻ.


5) Sản xuất tinh gọn (Lean Manufacturing)


Theo tinh thần sản xuất tinh gọn, Lean tập trung vào việc nhận diện và loại bỏ các hoạt động không tạo thêm giá trị (Non Value-Added) cho khách hàng nhưng lại làm tăng chi phí trong chuỗi các hoạt động sản xuất, cung cấp dịch vụ của một tổ chức.

Một cách hiểu khác về Lean Manufacturing đó là việc nhắm đến mục tiêu: với cùng một mức sản lượng đầu ra nhưng có lượng đầu vào thấp hơn – ít thời gian hơn, ít mặt bằng hơn, ít nhân công hơn, ít máy móc hơn, ít vật liệu hơn và ít chi phí hơn.

_______________________________________ Công ty TNHH Hoàn Mỹ hoanmykleanco.com 024.3783.1480 #hoanmy #hoanmykleanco #hanoi #tphcm #danang #vesinh #lamsach #dondep #phuongphap #hethong #toyata #tps #sanxuat #ychinh #tinhgon #nguyentac

6 lượt xem0 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả

Comments


bottom of page