*Các phương pháp Agile Một số phương pháp Agile (gọi chung với phạm vi rộng hơn để chỉ cả phương pháp, khung quản trị, kỹ thuật thực hành) phổ biến:
1. Scrum (The Scrum Guide): được 2 nhà đồng sáng lập Ken Schwaber and Jeff Sutherland định nghĩa, là một khung làm việc để phát triển bền vững các sản phẩm phức tạp. Có thể nói Scrum là một trong những phương pháp Agile quan trọng nhất sử dụng cơ chế lặp và tăng trưởng để tối ưu hóa hiệu quả cũng như kiểm soát rủi ro.
2. Kanban: là một phương pháp Agile dựa trên Phương thức Sản xuất Toyota với bốn nguyên lý: Trực quan hóa công việc, giới hạn công việc đang làm, tập trung vào luồng làm việc, cải tiến liên tục. Mô hình Kanban phù hợp cho việc hỗ trợ sản xuất trong quá trình làm việc.
3. Scrumban: là một phương pháp được Corey Ladas giới thiệu vào năm 2009, kết hợp được những ưu điểm của Scrum và Kanban để cho phép nhóm liên tục cải tiến quy trình và khả năng xử lý công việc.
4. Lean Software Development (LSD): hay Phát triển phần mềm tinh gọn là hình thức áp dụng Tư duy tinh gọn và các nguyên lý đặc trưng xuất phát từ ngành sản xuất ô tô cho lĩnh vực phát triển phần mềm. Trong đó, bảy nguyên lý diễn giải tư duy Tinh gọn bao gồm: Loại bỏ lãng phí, Khuếch trương việc học, Quyết định càng muộn càng tốt, Chuyển giao càng nhanh càng tốt, Trao quyền cho nhóm, Tạo ra tính toàn vẹn tự thân, Thấy toàn cảnh là linh hồn cho quá trình phát triển phần mềm tinh gọn.
5. XP (Extreme Programming) – Hay lập trình cực hạn được phát minh bởi Ken Beck. XP hướng đến việc nâng cao chất lượng phần mềm và khả năng đáp ứng với thay đổi yêu cầu người dùng. Một số các thực hành của XP như: Lập trình cặp (Pair programming), Tái cấu trúc mã nguồn (Refactoring), Kiểm thử đơn vị
(Unit Testing), Tích hợp liên tục (Continuous Integration), Các bản phát hành nhỏ (Small Release)…
*Lợi ích khi áp dụng Agile Agile là triết lý với các phương pháp mới thay thế cho phương pháp theo mô hình truyền thống (Waterfall) đã khẳng định vị thế khi đem đến cho cá nhân và tổ chức những lợi ích nhất định.
*Tại sao chúng ta nên chuyển đổi sang Agile?
Linh hoạt hơn: Từ triết lý Agile, ta có thể học được rất nhiều kiến thức về sự linh hoạt như Lean Startup, Scrum, Kanban,… Như vậy, mọi phương pháp trong Agile đều giúp chúng ta tiếp nhận sự thay đổi một cách nhẹ nhàng và tích cực, để từ đó chúng ta linh hoạt hơn.
Sáng tạo hơn: Dựa vào đặc tính linh hoạt mà Agile luôn thôi thúc các cá nhân và nhóm làm việc chủ động hơn, để từ đó sáng tạo và không ngại vượt qua những “vùng an toàn” của chính mình.
Năng suất cao hơn: Khi tìm hiểu về Agile, bạn sẽ được tiếp cận với các tư duy rất mới như vòng lặp, lập kế hoạch ngắn hạn, điều phối nhóm Scrum, giải quyết vấn đề để giảm rủi ro, tiết kiệm nguồn lực, làm việc ít hơn, hiệu quả cao hơn.
_______________________________________ Công ty TNHH Hoàn Mỹ hoanmykleanco.com 024.3783.1480 #hoanmy #hoanmykleanco #hanoi #tphcm #danang #vesinh #lamsach #dondep #agile #phan2 #loiich #phuongphap #chuyendoi #apdung
Comments