top of page

💼 “Văn phòng Hybrid #1: Công nghệ tương tác thế hệ mới”

Một công sở hybrid được thiết kế cho mọi người và cho khả năng phục hồi của doanh nghiệp, sẽ giúp các công ty tiến lên phía trước, học hỏi và duy trì tính cạnh tranh. Bốn cách tiếp cận thiết kế sau đây sẽ giúp phát triển một chiến lược hybrid hiệu quả:


Đan xen trải nghiệm vật lý và số hóa. Tích hợp không gian vật lý và công nghệ với sự công bằng, gần kết và thoải mái.


Đảo ngược không gian mở và kín. Các cuộc họp sẽ có nhiều khả năng diễn ra trong không gian mở với các ranh giới có thể di chuyển được, trong khi các công việc cá nhân sẽ không được đặt trong các khoảng riêng hoặc khu vực kín.


Chuyển dịch từ không gian làm việc có định sang không gian làm việc linh hoạt có thể biến đổi khi nhu cầu thay đổi. Điều này sẽ gia tốc sự đổi mới và nâng cao văn hóa tổ chức trong khi vẫn đảm bảo tối ưu hóa bất động sản.


Không để sự chú trọng vào công việc nhóm và sự hợp tác che khuất nhu cầu làm việc tập trung. Giúp nhân viên linh hoạt thay đổi vai trò giữa không gian “chung” và “riêng”.


Với rất nhiều lựa chọn về nơi làm việc, người lao động khó có thể gắn bó lâu dài với một tổ chức không coi trọng ý kiến của họ. Trước khi thực hiện bất kỳ thay đổi nào, hãy đảm bảo rằng cả nhóm hiểu rõ về nhu cầu kinh doanh để đáp ứng các kỳ vọng của khách hàng.


Khi thiết lập kế hoạch làm việc hybrid, người sử dụng lao động phải nghiêm túc trong việc thích ứng với nhu cầu của nhân viên. Để nhận được những ý kiến bạn cần từ nhân viên, hãy sử dụng các phương pháp tiếp cận sau:


Tìm hiểu hoàn cảnh của các thành viên trong nhóm. Đặt những câu hỏi giúp khám phá động cơ và nhu cầu của họ để đảm bảo rằng họ phát triển và tiếp tục gắn bó với công ty.


Đảm bảo sự rõ ràng về nhu cầu công việc, sau đó đưa ra lịch trình phù hợp. Đặt những câu hỏi giúp khám phá ra nhu cầu về năng suất và sự cộng tác của nhân viên.


Tìm kiếm thông tin để biết lịch trình đang hiệu quả tới đầu. Đặt câu hỏi xung quanh những lợi ích và khó khăn của các chính sách hybrid và những điều chỉnh nào cần được thực hiện.


Nhà quản lý thấu cảm là người có thể đặt công việc và hành vi vào hồi cảnh cụ thể - vượt lên trên sự hiểu biết đơn giản về thực tế công việc, chủ động đặt câu hỏi và tìm kiếm thông tin để đặt mình vào bối cảnh của các nhân viên dưới quyền. Người quản lý cần có cơ hội thực hành – và quan trọng là cơ hội phạm sai lầm – để học cách lãnh đạo bằng sự thấu cảm.


Việc bình thường hóa công việc từ xa, sử dụng công nghệ để quản lý nhân viên và sự thay đổi kỳ vọng của nhân viên đang thách thức các định nghĩa truyền thống về vai trò quản lý. Chúng ta đang ở trong một kỷ nguyên quản lý mới, nơi việc giám sát nhân viên đang làm gì sẽ ít quan trọng hơn và hiểu họ cảm thấy thế nào trở nên thiết yếu.


Các tổ chức và bộ phận nhân sự phải học cách phát triển các kỹ năng thấu cảm cho đội ngũ quản lý, đánh thức tư duy quản lý theo phương thức mới và tạo ra những năng lực này trên toàn tổ chức. Các tổ chức trang bị cho đội ngũ quản lý khả năng thấu cảm bằng cách giải quyết một cách tổng thể ba rào cản phổ biến – kỹ năng, tư duy và năng lực – sẽ đạt được các kết quả vượt trội.



Tối ưu hóa các trách nhiệm và giúp các quản lý ưu tiên khối lượng công việc của họ. Khi các quản lý có quy mô nhóm vừa khả năng xử lý, họ có thể dành thời gian để tập trung vào ít mối quan hệ hơn nhưng có tác động cao hơn.

_______________________________________ Công ty TNHH Hoàn Mỹ hoanmykleanco.com 024.3783.1480 #hoanmy #hoanmykleanco #hanoi #tphcm #danang #vesinh #lamsach #dondep #quanly #thaucam #linhhoat #toiuuhoa #congnghe

4 lượt xem0 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả

Comments


bottom of page